XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU ĐÔ THỊ
1. Các nguồn xả thải trong nước thải đô thị
Nước thải khu đô thị khá phức tạp, thường bao gồm bốn thành phần chính: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.
- Nước thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động sinh hoạt của dân cư, khu thương mại, trường học bệnh viện như ăn uống, tắm rửa, nấu ăn, vệ sinh nhà cửa, hoạt động bài tiết của con người… Nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó bao gồm 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu đô thị phụ thuộc vào các yếu tố như dân số, tiêu chuẩn cấp nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt của người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
- Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): Là nước thải từ các nhà máy, đơn vị sản xuất đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: loại hình, công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên liệu, sản phẩm, công suất nhà máy, đơn vị sản xuất. Nước thải sản xuất được chia thành 02 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có độ ô nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ô nhiễm cao. Thành phần chính nước thải công nghiệp là các chất vô cơ, các chất hữu cơ dạng hòa tan, các hữu cơ vi lượng gây mùi, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, có thể gây độc hại cho thủy sinh… Trong nước thải công nghiệp còn có thể chứa dầu, mỡ, các chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất inh dưỡng N, P…
- Nước thải thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống hoặc thành của hố ga.
- Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên.
2. Đặc thù của nước thải đô thị
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu và đặc trưng của thành phố như dân số, các nhà máy hoạt động,…
- Lưu lượng và tính chất nước thải thay đổi theo mùa và giữa các ngày làm việc và ngày nghỉ
- Lượng cát nhiều nên thường có bể lắng cát riêng
- Lượng bùn thải tạo ra nhiều do khối lượng nước xử lý lớn, bắt buộc phải có hệ thống xử lý bùn riêng
- Nguồn xả thải hỗn hợp bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất,…vì vậy thành phần ô nhiễm phức tạp, khó xử lý.
3. Các cấu phần chức năng của một hệ thống quản lý nước thải đô thị thông thường
- Nguồn thải: lưu lượng, chất lượng
- Xử lý cục bổ tại nguồn: các công trình xử lý cục bộ trước khi xả thải vào hệ thống xử lý chung của khu đô thị
- Hệ thống thu gom
- Vận chuyển nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải
- Tái sử dụng (nếu có): Sử dụng lại nguồn nước sau xử lý hoặc xả thẳng ra môi trường
Các đơn vị đầu tư quan tâm hoặc đang tìm giải pháp cho hệ thống xử lý nước thải khu đô thị, vui lòng liên hệ NGO để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.