V | E

DOANH NGHIỆP VỚI GÁNH NẶNG VÌ CHI PHÍ TUÂN THỦ BỀN VỮNG Ở CHÂU ÂU

Kể từ khi Thỏa thuận Xanh của Liên minh châu Âu (EU) được nhất trí vào năm 2019, với mục tiêu đưa khối này đạt mức zero ròng về phát thải carbon (Net-Zero) vào năm 2050, hàng chục luật mới liên quan đến bền vững đã được giới thiệu. Nhưng chi phí để tuân thủ chúng quá tốn kém, nằm ngoài khả năng tài chính của doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là từ các nước đang phát triển.

Khó khăn khi phải tuân thủ quy định quản lý bền vững

Các điều luật mới nhất của EU yêu cầu Doanh nghiệp kiểm toán chuỗi cung ứng về tổn hại môi trường, chứng minh các sản phẩm nông nghiệp như thịt bò và cà phê không phải nguồn gốc từ đất rừng bị phá. Những nhà cung cấp, công ty không có khả năng thu thập dữ liệu sẽ bị chấm dứt hợp tác và bị loại bỏ khỏi chuỗi cung ứng.

Một chỉ thị khác của EU, có tên gọi Chỉ thị báo cáo bền vững doanh nghiệp (CSRD, khác với CSDDD) yêu cầu kể từ năm 2025, doanh nghiệp phải báo cáo về tác động từ hoạt động kinh doanh của họ đối với môi trường và con người. Mục đích là để cho phép nhà đầu tư thẩm định rủi ro và cơ hội tài chính từ các vấn đề liên quan đến bền vững.

Chỉ thị này ảnh hưởng khoảng 50.000 doanh nghiệp ở EU. Các doanh nghiệp không thuộc EU nhưng có doanh thu lớn ở khối này cũng phải tuân thủ CSRD. Các điều kiện để buộc họ phải tuân thủ chỉ thị là có doanh thu hàng năm ghi nhận ở EU (trên báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính riêng) vượt quá 150 triệu euro trong hai năm tài chính liên tiếp gần nhất. Hoặc doanh nghiệp có tối thiểu 1 công ty con ở EU với doanh thu hàng năm cao hơn 40 triệu euro so với năm tài chính trước đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thuộc EU nhưng đang niêm yết chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) ở thị trường EU cũng phải tuân thủ.

Chi phí là trở ngại lớn

Giải pháp duy nhất để tuân thủ chỉ thị CSRD hiệu quả về mặt chi phí là số hóa hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này không dễ triển khai tại các doanh nghiệp ở quốc quốc gia đang phát triển.

Một công ty đa quốc gia ước tính chi phí để tự động hóa dữ liệu phát thải carbon trong 3 năm là 18 triệu đô la, và dự kiến sẽ  tốn thêm 50-60 triệu đô la trong 3-5 năm tới để tuân thủ đầy đủ chỉ thị CSRD. Ngoài ra, công ty ước tính, việc tuân thủ Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ tốn chi phí ít nhất 500.000 đô la mỗi năm.

CBAM được thiết kế để vệ doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp nặng của EU. Các doanh nghiệp trong khối đang tốn chi phí mua chứng chỉ phát thải carbon trước sự cạnh tranh không công bằng từ các đối thủ ở những nước không đánh thuế carbon nghiêm ngặt. Từ năm 2030, EU sẽ đánh thuế phát thải carbon đối với thép, xi măng và các sản phẩm nhập khẩu khác. Nhà nhập khẩu được  yêu cáo về lượng phát thải của các mặt hàng nhập khẩu liên quan trong quí 4-2023 vào thời hạn cuối tháng 1. 

Những chi phí tuân thủ rất tốn kém và đặt ra những thách thức trong vận hành doanh nghiệp, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, điều này làm giúp làm giảm những tác động về khí hậu, đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Nguồn: NGO tổng hợp