XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
1. Thành phần nước thải nước thải dệt nhuộm
Ngành công nghiệp dệt may hiện nay đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, ngành dệt may cũng mang tới không ít tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là nước thải từ quá trình sản xuất. Hàng năm, ngành dệt may nói chung và dệt nhuộm nói riêng đang thải vào môi trường một lượng lớn nước thải với nồng độ ô nhiễm cao do chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt chuẩn cho phép.
Trong các công đoạn chính của ngành dệt may thì công đoạn nhuộm và hoàn tất thường phát sinh nhiều nước thải nhất, thành phần nước thải không ổn định và thay đổi theo loại thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, các loại hóa chất. Nước thải dệt nhuộm thường bao gồm ba nhóm hóa chất chính: (1) Nhóm thuốc nhuộm bao gồm thuốc nhuộm trực tiếp, phân tán, hoạt tính, acide có chứa kim loại Crom, hoàn nguyên và lưu huỳnh; (2) các chất phụ gia gồm hóa chất cầm màu, hãm màu thường là các muối kim loại nặng; (3) Các hóa chất khác gồm Axit, các loại muối vô cơ, Xút và chất oxy hóa, hồ (tinh bột)…
Về cơ bản, nước thải dệt nhuộm thường có độ nhiệt độ, độ màu, PH, BOD và COD cao. Mặt khác, nước thải từ ngành dệt nhuộm có chứa một số hóa chất có kim loại nặng, các thành phần độc hại không những có thể tiêu diệt thủy sinh vật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nồng độ |
PH |
- |
8,6 – 9,8 |
Nhiệt độ |
°C |
36 – 52 |
Độ màu |
Pt-Co |
350 – 3710 |
COD |
mg/l |
360 – 2448 |
BOD5 |
mg/l |
200 – 1450 |
2. Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Một số công nghệ được áp dụng tại các doanh nghiệp dệt nhuộm trong quá trình xử lý nước thải bao gồm: (1) kết hợp hoá lý (keo tụ/tạo bông) và lọc; (2) kết hợp hoá lý và sinh học hiếu khí hay ngược lại; (3) kết hợp hoá lý, sinh học hiếu khí và hoá lý; (4) kết hợp hoá lý, sinh học và lọc (lọc cát hay than hoạt tính).
Do đặc thù của ngành dệt nhuộm là sử dụng nhiệt độ quá trình nhuộm do đó nước thải thường có nhiệt độ cao. Trong dây chuyền của một số doanh nghiệp dệt nhuộm thường có sử dụng thêm tháp giải nhiệt hoặc giàn làm mát để giảm nhiệt độ của nước thải trước khi thu gom vào hệ xử lý. Nhìn chung, các công nghệ truyền thống hiện nay được áp dụng trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm còn nhiều bất cập, tính hiệu quả không cao do quy trình xử lý phức tạp, tốn diện tích xử lý các thành phần ô nhiễm chưa triệt đặc biệt là thông số ô nhiễm COD, độ màu để dẫn đến chất lượng nước đầu ra không ổn định…
3. Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả bằng công nghệ màng lọc sinh học MBR-X
Bản chất của công nghệ MBR-X là hoạt động với áp suất màng thấp khi đặt modul MBR-X chìm dưới nước. Khi modul hoạt động, nước thẩm thấu qua tấm phim và qua các lỗ phân phối nước để chảy vào các đường ống từ đó đổ ra 2 kênh nước ở dọc 2 bên sườn. Cấu trúc đường dẫn dòng chảy đặc biệt của modul MBR-X giúp nước thẩm thấu qua màng nhanh, giảm sức cản tới mức thấp nhất và giữ áp suất qua màng khi modul hoạt động ở mức dẫn thấp. Với thiết kế sáng tạo, MBR-X giúp dòng chảy mở rộng dần dần, giảm việc tổn thất xuống mức thấp và hoạt động với áp lực màng lọc thấp hơn. MBR-X ít gây tình trạng tắc màng giúp cho hoạt động lọc ổn định.
Hiện tại, công nghệ MBR-X được ứng dụng cho các dự án với công suất xả thải khác nhau từ 20 m3/ngày đêm trở lên và ap dụng cho các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt, công nghệ này đã được ứng dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm tại Công ty Hangzhou Zhongqiang Print & Dye Co. Ltd (Hằng Châu, Trung Quốc), công suất xả thải 3.000 m3/ngày, diện tích bể màng MBR-X lắp đặt 120 m2 (cần khoảng 40 modul MBR-X200), tổng diện tích lắp đặt toàn hệ thống là 843 m2, chi phí vận hành tương đương 11.823 đồng/ m3nước thải, tái sử dụng 80% nước thải sau xử lý.
Công nghệ MBR-X có thể kết hợp hiệu quả với các công nghệ khác như kị khí, hiếu khí, SBR hay AB và kết hợp được các ưu điểm của màng sợi rỗng và màng tấm phẳng; không cần bơm hút, có thiết kế phân phối dòng chảy đã được cấp bằng sáng chế; tiết kiệm chi phí điện năng trong khi vận hành và có thể kéo dài tuổi thọ của màng vi sinh. Đồng thời, MBR-X tiết kiệm diện tích, mật độ vi sinh tăng gấp 3-4 lần, thời gian lưu nước chỉ cần 4 giờ và giảm chi phí vận hành của hệ thống xử lý nước thải. Đây là công nghệ hiệu quả cho những doanh nghiệp đang tìm giải pháp thay thế công nghệ hóa lý và muốn ứng dụng công nghệ màng, công nghệ sinh học trong xử lý nước thải nhằm tái sử dụng nguồn nước.
Nước thải dệt nhuộm sau xử lý tại hệ thống MBR-X đảm bảo đạt chuẩn cột A hoặc cột B theo QCVN 13-MT: 2015/BTNMT.
Tài liệu tham khảo:
ThS. Nguyễn Thanh Ngân (Tập đoàn Dệt May Việt Nam) - Hiệu quả xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh
http://tapchimoitruong.vn/pages/Hiệu-quả-xử-lý-nước-thải-bằng--công-nghệ-vi-sinh
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.