XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC THẢI
Nguồn phát thải hợp chất Ni tơ vào môi trường rất phong phú, từ các chất thải rắn, khí thải, nước thải, điển hình là từ các nguồn xả thải sau:
Loại nước thải | Thành phần |
Nước thải sinh hoạt |
Nguồn phân và nước tiểu |
Nước thải công nghiệp |
Chế biến thực phẩm: chế biến thủy hải sản, giết mổ và sản xuất thức ăn từ các loại thực phẩm có nhiều đạm như thịt, sữa, bơ, pho mát, đậu, nấm. Nước thải từ hoạt động giết mổ chứa 1 lượng lớn máu, mỡ, phân, thịt vụn,…, hợp chất chứa Ni tơ được tiết ra từ các thành phần rắn vào nước với tốc độ phụ thuộc vào mức độ phân tán |
Chế biến rau, quả, đồ uống |
|
Bột, sản phẩm khoai tây |
|
Sản xuất hóa chất, phân bón, sợi tổng hợp |
|
Nước thải nông nghiệp, chăn nuôi |
Phân đạm, phân lân cho cây trồng |
Nước tắm rửa vệ sinh chuồng trại |
|
Thức ăn thừa và chất bài tiết của các trang trại nuôi trồng thủy sản |
Khi nói đến xử lý Amoni trong nước thải, phần lớn đều hiểu là xử lý NH4+(amonium) và NH3 (amonia) Amoni mà chưa phân rõ được sự khác biệt giữa NH4+ và NH3. Ngay cả các thiết bị đo Amoni hiện nay trên thị trường phần lớn là đo chỉ số TAN – Total Amonia nitrogen, là tổng của NH4 và NH3. NH3 là chất khí không màu và có mùi khai, tan nhiều trong nước, có thể gây chết cá tôm hoặc thủy vật trong nước. NH4+ là ion amoni, ít độc. NH3 và NH4+ luôn tồn tại song song, trong môi trường PH cao thì NH3 chiếm ưu thế, trong môi trường PH thấp thì NH4+ chiếm ưu thế. Vì vậy, xử lý amoni trong nước thải chủ yếu chính là xử lý amoniac NH3.
NH4(+) + H2O -->NH3 + H3O(+)
NH3 + H2O --> NH4+ + OH- (1) (amoni hóa)
NH4+ + 1,5 O2 --> NO2 + 2H+ + H2O (2) (nitrit hóa)
NO2 + 0,5 O2 --> NO3 (3) (nitrat hóa)
Organic Compound + NO3 --> Biomass + CO2 + N2↑
Các cách thức xử lý Amoniac trong nước thải
- Amoniac có thể làm dinh dưỡng cho tảo và các loại thủy thực vật với nồng độ và loading nhất định. Tại các trang trại nuôi trồng thủy sản, để giảm Amoniac trong nước thải, người nuôi trồng có thể chủ động nuôi các loại tảo với chủng loại và mật độ phù hợp để hấp thụ 1 phần Amoniac, giảm ảnh hưởng tới cá tôm. Sau đó, tảo lại được sử dụng làm thức ăn cho cá, tôm, thành 1 chu trình khép kín.
- Bay hơi vào không khí: điều chỉnh PH trong nước lên cao để tạo điều kiện cho Amoniac trong nước tồn tại ở dạng bay hơi, sử dụng sục khí và nhiệt độ để thúc đẩy Amoniac bay hơi
- Oxy hóa:
Oxy hóa bằng vi sinh vật: để oxy hóa 1g amoniac cần 4.5g oxy. Quá trình oxy hóa này phụ thuộc vào mật độ của vi sinh và nồng độ oxy trong nước thải.
Oxy hóa khử bằng hóa chất: sử dụng các hợp chất có tính oxy hóa với tỷ lệ phù hợp và trong điều kiện PH phù hợp để có hiệu quả phản ứng xử lý Amoni tốt.
Ảnh hưởng của amoni đối vơi môi trường sức khỏe con người
- Gây hiện tượng phì dưỡng trong hệ sinh thái nước
- Làm cạn kiệt oxy trong nước
- Gây độc với hệ vi sinh vật trong nước
- Tăng nguy cơ ô nhiễm nitrat và nitri trong nước ngầm, ảnh hưởng tới cộng đồng. Nitrat và Nitrit có thể gây gây ung thư cho con người.
Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai các hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, NGO đã ứng dụng thành công giải pháp trong việc xử lý các thành phần ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu Amoni. Nhờ thiết kế hệ thống tối ưu, NGO đã xử lý nồng độ Amoni đạt chuẩn A QCVN 14:2008/BTNMT dành cho nước thải sinh hoạt.
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.