V | E

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Với tính chất và thành phần phức tạp, nước thải công nghiệp chứa nhiều thành phần nguy hại như các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng… Nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài môi trường, nước thải công nghiệp có thể gây tác động xấu đến sức khỏe con người, gây ra ô nhiễm môi trường.

Trong công nghiệp, nước được dùng như một nguyên liệu thô phục vụ sản xuất và mục đích làm lạnh. Nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có lưu lượng và tính chất khác nhau, là do các nguyên nhân:

  • Các nguyên liệu cơ bản dùng để sản xuất giữa các ngành không giống nhau dẫn đến việc sử dụng nước trong quá trình chế biến khác nhau
  • Quy trình, công nghệ sản xuất
  • Quy mô sản xuất
  • Sự khác nhau vê thời gian hoạt động, quá trình vận hành, phạm vi sản phẩm…

Đặc điểm dễ nhận dạng của nước thải công nghiệp là thành phần gây ô nhiễm chính trong dòng thải: vô cơ hay hữu cơ, hòa tan hay không hòa tan. Thành phần vô cơ hay hữu cơ đòi hỏi các kỹ thuật xử lý khác nhau: các tạp chất vô cơ thường áp dụng các biện pháp hóa học, hóa lý (kết tủa, keo tụ, lắng, hấp phụ, trao đổi ion, lọc màng…) để xử lý, trong khi phương pháp vi sinh là kỹ thuật chủ đạo để xử lý các thành phần hữu cơ. Tuy nhiên, việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, có rất nhiều kỹ thuật xử lý áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để tăng hiệu quả xử lý, để phù hợp với đối tượng xử lý và mục tiêu cần đạt.

Một số loại nước thải công nghiệp có hàm lượng vô cơ cao:

  • Ngành công nghiệp sản xuất chất khoáng phi kim loại: nhà máy sản xuất thủy tinh, bê tông đúc sẵn;
  • Công nghiệp sản xuất kim loại: nhà máy sản xuất ô tô, ngành đóng tàu, sản xuất đồ trang sức...;
  • Nhà máy tuyển, làm giàu quặng và khoáng chất;
  • Ngành công nghiệp hóa học: nhà máy sản xuất phân bón, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu...;

Một số loại nước thải công nghiệp có hàm lượng hữu cơ cao:

  • Công nghiệp sản xuất dược và mỹ phẩm;
  • Các nhà máy sản xuất thuốc nhuộm;
  • Nhà máy sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
  • Nhà máy sản xuất nhựa
  • Công nghiệp dệt & dệt nhuộm
  • Nhà máy xử lý gỗ, giấy
  • Công nghiệp lọc dầu
  • Công nghiệp chế biến thực phẩm như nhà máy sản xuất sữa,  chế biến thủy sản, công nghiệp nước khoáng, nhà máy bia, nhà máy sản xuất tinh bột, công nghiệp đường...

Nước thải công nghiệp

1. Các thành phần cơ bản trong nước thải công nghiệp

  • Chất rắn: thường được phân loại theo chất rắn vô cơ, hữu cơ, hòa tan, không hòa tan

Chất rắn hữu cơ: bao gồm tất cả các loại hợp chất hóa học mà phân tử có chứa Carbon (C). Các chất này sinh ra từ: nhà vệ sinh, hoạt động của con người, lau chùi, giặt giũ, hoặc hoạt động sản xuất của 1 số ngành công nghiệp. Các hợp chất hữu cơ phổ biến như: bột mì, đường, proteins, axit aminno, vitamins, hydrocarbons, axit carbonic, rượu, aldehyle, mỡ, dầu, hormon, enzymes, vi rút, vi khuẩn, …

Chất rắn vô cơ : bao gồm khoáng vật ví dụ muối, đá vôi, cát,…và các hợp chất các bon vô cơ như CO2, CO3

Chất rắn hòa tan, khi hoàn tan trong nước sẽ tạo thành 1 thể thống nhất và không thể tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học thông thường như lắng, tuyển nổi, lọc. Một số chất rắn hòa tan như đường, muối biển, axit acetic, rượu,…

Chất rắn không hòa tan thường tồn tại dưới dạng lơ lửng trong nước, có thể tách khỏi nước bằng phương pháp cơ học thông thường, như cát, bột nhựa, dầu mỡ,…

2. Các thông số kỹ thuật thể hiện lượng chất rắn trong nước thải

 

Hữu cơ

Vô cơ

Tổng (Hữu + Vô cơ)

Hòa tan

 

 

TDS

Không hòa tan

VSS (MLVSS)

 

TSS (MLSS)

Tổng (Hòa tan+không hòa tan)

COD, BOD, TOC, ODM

ASH

DM

  • Chất dinh dưỡng: Ni tơ và phốt pho

Các thành phần Ni tơ trong nước thải: ni tơ hữu cơ (C-N) và Ni tơ khoáng ( NH4+, NH3, NO3, NO2)

Phốt pho: là thành phần hóa học có thể tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ (PO43-) hoặc hữu cơ (C-P) trong nước thải

  • Clo dư

Clo được sử dụng làm chất khử trùng và chất tẩy trong xử lý nước thải, hợp chất hoạt động là ClO-   khi phản ứng kết thúc các ion Clo (Cl-) sẽ còn dư lại trong nước sau xử lý

  • Acit béo dễ bay hơi

Là các axit béo với 1 chuỗi các bon gồm tối đa 6 phân tử các bon, bao gồm: Axit formic (HCOOH), Axit acetic (CH3COOH), Axit propionic (CH3CH2COOH), Axit Butyric (CH3(CH2)2COOH), Axit valeric (CH3(CH2)3COOH), Axit Hexanoic (CH3(CH2)4COOH)

Các axit béo này là một phần của COD hòa tan trong nước thải, được sinh ra trong quá trình lên men, hoặc được sinh ra dưới dạng chất trung gian trong phản ứng yếm khí trong xử lý nước thải

  • Kim loại nặng:

Là các chất có sẵn trong môi trường tự nhiên, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: phân tử, hòa tan trong nước, khoáng chất trong đá hoặc đất. Kim loại nặng tồn tại trong nước thải dưới dạng hòa tan, chất rắn hoặc liên kết với các hợp chất cụ thể, dạng phức hợp.

Một số kim loại nặng là thành phần thiết yếu cho hoạt động của vi sinh vật với hàm lượng nhỏ. 

  • Dầu mỡ

Dầu mỡ là các phân tử hữu cơ có hàm lượng carbon và hydro cao . Dầu mỡ là một cấu phần trong tổng COD tạo trong nước thải

  • Các tính chất khác

Ngoài các thành phần nêu trên, một số tính chất của nước thải công nghiệp như pH, độ kiềm hoặc axit, nhiệt độ, độ dẫn diện cũng cần được phân tích thông qua phân tích mẫu nước thải đại diện trước khi xác định phương pháp xử lý và thiết kế giải pháp xử lý nước thải cho phù hợp và hiệu quả.

 

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

Nguồn: NGO