V | E

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM

NGO News – Bài viết tổng hợp thực trạng và các công nghệ đang được áp dụng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện, công nghiệp tại Việt Nam.

1. Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị

Đến cuối tháng 12/2012, toàn quốc có 17 hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động ở các đô thị Việt Nam. Trạm xử lý nước thải đầu tiên được vận hành từ năm 2005. Hiện nay các công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam chủ yếu là các hình thức khác nhau của công nghệ xử lý thứ cấp bằng bùn hoạt tính, ví dụ như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống (CAS), yếm khí – thiếu khí – hiếu khí (A2O), mương oxi hóa (OD) và xử lý sinh học theo mẻ. Công nghệ xử lý bùn hoạt tính được áp dụng phổ biến trong các nhà máy do JICA tài trợ như Kim Liên, Trúc Bạch, Băc Thăng Long (ở Hà Nội) và Bình Hưng (ở thành phố Hồ Chí Minh) theo phong trào áp dụng loại công nghệ này ở Nhật Bản.

Mười trong số mười bảy nhà máy xử lý nước thải đô thị hiện đang áp dụng các hình thức khác nhau của công nghệ xử lý bùn hoạt tính. Bảy nhà máy còn lại áp dụng các công nghệ xử lý đơn giản hơn, như hệ thống hồ yếm khí phủ bạt (Đà Nẵng), chuỗi hồ sinh học (Buôn Ma Thuột), bể sục khí/hồ hoàn thiện (Bình Hưng Hòa – Hồ Chí Minh) và hệ thống bể lắng hai vỏ/lọc sinh học nhỏ giọt (Đà Lạt). Nhìn chung khi vận hành, các công nghệ đơn giản này có chi phí điện năng, hóa chất, đào tạo và thay thế thiết bị thấp hơn so với các hệ thống xử lý bằng bùn hoạt tính nói trên. (Theo Báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị Việt Nam của World Bank 12/2013).

Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội (2015)

Hiện nay, hệ thống thoát nước Hà Nội là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước thải. Nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, bệnh viện. Do việc đầu tư hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải đang triển khai, nên hiện tại, Hà Nội chỉ có một số trạm và nhà máy xử lý đang hoạt động như: Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì; trạm xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Hồ Tây, Yên Sở… Vì vậy, chỉ một phần nhỏ lượng nước thải được xử lý (khoảng 23,2%), phần còn lại gần như không được xử lý và xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân khiến kênh mương, ao hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo Ông Đặng Minh Dũng - Phó Giám đốc Cty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng (2015):

Đà Nẵng đang có 4 trạm xử lý nước thải sử dụng công nghệ hồ kỵ khí đơn giản là Phú Lộc, Hòa Cường, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đây là công nghệ XLNT ít tốn kém nhất, không cần dùng năng lượng điện và tách các chất ô nhiễm đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau thời gian đi vào vận hành, từ cuối năm 2009 đã phát sinh một số vấn đề. Đó là, nước thải sau khi xử lý phát sinh mùi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; lượng bùn tích tụ trong lòng hồ không được kiểm soát và tăng theo thời gian đã làm giảm sức tải của hồ, dẫn đến hiệu suất xử lý chất hữu cơ sẽ giảm.

Quy trình công nghệ và công xuất xử lý của một số nhà máy xử lý nước thải tại Việt Nam

Công nghệ áp dụng ở 17 nhà máy xử lý nước thải rất đa dạng, từ hồ yếm khí phủ bạt ở Đà Nẵng đến hệ thống bùn hoạt tính tiên tiến hơn như ở nhà máy Bình Hưng (Hồ Chí Minh) và Yên Sở (Hà Nội). Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này không phải là các thông số nước thải đầu vào/đầu ra mà do các yếu tố về địa điểm như đất và nguồn nhân lực vận hành – bảo dưỡng hệ thống hiện có.

2. Xử lý nước thải bệnh viện

Tại các bệnh viện như BV Quân đội 108, BV Bạch Mai, BV Hai Bà Trưng, Hà Nội (Xây dựng mới), BV Việt-Tiệp , BV Nhi TP Hải Phòng, BV Đa khoa TP Huế,BV Nhi Thuỵ Điển Hà nội và BV Uông Bí, BV Nhi TP HCM … có trạm xử lý nước thải với công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp xử lý bằng phương pháp hóa học, Viện KHVN nay là Viện KH & CN Quốc Gia đã xây dựng và vận hànhtrạm xử lý nước thải bằng hóa học và sinh học. Hiện có khoảng 100-150 trong số 1100 bệnh viện (hay khoảng 10-15% số bệnh viện) có trạm xử lý nước thải bệnh viện đưa vào hoạt động

Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện đang được áp dụng tại Việt Nam như sau:

(i) Nhóm 1: Nước thải được xử lý sơ bộ và khử trùng: Nước thải khu vệ sinh à bể tự hoại à khử trùng

(ii) Nhóm 2: Nước thải được xử lý theo sơ đồ: Nước thải qua mạng cống ngầm à Trạm Bơm à Bể lắng cát à bể lắng hai vỏ à bể lọc sinh học à Lắng đứng đợt hai à khử trùng à Xả ra nguồn tiếp nhận

(iii) Nhóm 3: Nước thải sau bể tự hoại à Mạng lưới cống ngầm à Bể chứa+Song chắn rác àTram bơm àbể aêroten àLắng đợt hai à khử trùng à xả ra bên ngoài.

(iv) Nhóm 4: Các trạm xử lý nước thải do nước ngoài tài trợ như BV Nhi Thuỵ Điển Hà nội và BV Uông Bí. Đây là các trạm xử lý nước thải có công nghệ tiên tiến, hoàn chỉnh từ khâu xử lý, khử trùng nước thải, khử trùng và keo tụ, làm khô bùn cặn

(v) Nhóm 5: Nước thải sau bể tự hoại à Mạng lưới cống ngầm à Bể chứa + song chắn rác à Trạm bơm àBể điều hoà: kết hợp sục khí và lớp đệm làm thoáng sơ bộ à Thiết bị xử lý hợp khối sinh học kỵ khí-thiếu khí-hiếu khí (Màng sinh học+Bùn hoạt tính+chế phẩm vi sinh BIOWC96+ DW97) theo môđun với chế phẩm keo tụ và lắng à Khử trùng à Xả ra môi trường

3. Xử lý nước thải công nghiệp

Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến tháng 10/2014, trên cả nước đã có 209 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 47.300 hécta. Trong đó, 80% các khu công nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 20% số khu công nghiệp còn lại chưa hoặc đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có cả những khu công nghiệp đã lấp đầy 70%-100% công suất xử lý nước.

Về biện pháp xử lý nước thải, hiện nay các khu công nghiệp và khu chế xuát có các hệ thống xử lý nước thải thiết kế theo các nhóm công nghệ sau đây:

(i)  Công nghệ truyền thống với xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính và bể lọc sinh học.

(ii) Công nghệ xử lý nước thải với quá trình xử lý sinh học hiếu khí bằng hệ vi sinh vật sinh trưởng dính bám, hợp khối với các công trình xử lý khác trong bộ xử lý.

(iii) Công nghệ xử lý nước thải với quá trình xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính thổi khí kéo dài

Xét về dây chuyền công nghệ, hiện một số trạm xử lý nước thải tập trung tại các KCN đang áp dụng như sau:

- Dây chuyền 1: Xử lý sơ bộ (tách rác, cát, dầu mỡ) à Bể điều hòa à Bể trộn, điều chỉnh pH, keo tụ tạo bông à Bể lắng à Bể xử lý sinh học với bùn hoạt tính à Bể lắng thứ cấp à Khử trùng bằng Clo.

- Dây chuyền 2: Xử lý sơ bộ (tách rác, cát, dầu mỡ) à Bể điều hòa (có hoặc không có sục khí) à Bể trộn, điều chỉnh pH, keo tụ tạo bông à Bể lắng à Bể điều hòa trước bể SBR à Bể xử lý sinh học với bùn hoạt tính hoạt động theo mẻ SBR à Khử trùng bằng Clo.

- Dây chuyền 3: Xử lý sơ bộ (tách rác, cát, dầu mỡ) à Bể điều hòa à Bể trộn, điều chỉnh pH, chất dinh dưỡng à Bể sinh học kỵ khí UASB à Bể Aeroten vói giá thể vi sinh cố định à Bể lắng thứ cấp à Bể trộn, điều chỉnh pH, keo tụ tạo bông à Bể lắng hóa, lý à Khử trùng bằng Clo.

Phần lớn các trạm xử lý nước thải tập trung ở các KCN đều có hồ sinh học trước khâu khử trùng để xử lý bổ sung trước khi nước thải được xả ra nguồn hoặc tái sử dụng.

Theo đánh giá của Cục Xây dựng hạ tâng (2015):

Hiện nay, đại đa số các nhà máy xử lý nước thải đô thị ở Việt Nam đều sử dụng phương pháp sinh học với các công nghệ: Công nghệ bùn hoạt tính, công nghệ lọc sinh học, công nghệ hồ sinh học, xử lý cơ học. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá trình vận hành.

Hiện nay, tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa được xử lý lên tới 1,5 tỉ m3. Trong đó nước thải ở các khu đô thị và các khu công nghiệp khoảng 1tỉ m3. Chỉ có khoảng 30% cơ sở sản xuất công nghiệp có trạm xử lý nước thải, nhưng hầu hết các cơ sở này vận hành chưa đủ tiêu chuẩn hoặc không được vận hành thường xuyên. Các thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường chưa đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả, đồng thời chưa hình thành được ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.

4. Xử lý nước thải tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh

 

5. Các phương pháp xử lý nước thải chi phí thấp

- Hồ sinh học:

+ Hồ kỵ khí,

+ Hồ tùy tiện,

+ Hồ hiếu khí (hồ xử lý triệt để)

- Xử lý tập trung:

+ Hồ sinh học ổn định nước thải

+ Bãi lọc ngập nước

+ Hệ thống lọc cát gián đoạn

+ Hệ thống xử lý bốc hơi nước bằng thực vật

+ Các phương pháp xử lý kỵ khí nước thải

+ Xử lý ổn định nước thải bằng thực vật

+ Lọc cát

- Xử lý nước thải tại chỗ

+  Bể tự hoại

+ Bể tự hoại có ngăn lọc hiếu khí

+ Bể tự hoại có nhiều vách ngăn với ngăn lọc kỵ khí (BASTAF)

+ Giếng thấm

+ Bãi lọc ngầm

+ Bể Biogas

- Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

Nguồn: NGO