V | E

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường (GPMT) là một văn bản pháp luật do cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ được phép xả thải ra ngoài môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo đó là những yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

1. TẠI SAO CẦN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG?

Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM, tiếng Anh là EIA-Environmental Impact Assessment) là sự phân tích, đánh giá và dự báo tác động đến môi trường của 1 dự án hay kế hoạch đầu tư, đồng thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Đây là một điểm quan trọng vì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền dựa vào báo cáo này để đánh giá và quyết định dự án này có được phép xây dựng hay không.

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ & CƠ QUAN THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Giấy phép ĐTM được hướng dẫn và quy định chi tiết tại những văn bản pháp luật được cơ quan nhà nước ban hành như:

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014.

- Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020.

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015. - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015 của bộ Tài Nguyên Môi Trường.

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019, Phụ lục 2, mục 1

Các cơ quan thẩm định ĐTM (tùy theo tính chất dự án), bao gồm:

- Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định những dự án được xây dựng trên địa bàn.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: thẩm định những dự án liên quan đến các tổ chức cấp cao Nhà nước theo quy định.

- Bộ và cơ quan ngang Bộ: thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định. Nếu không đủ trình độ chuyên môn để thẩm định, Bộ có thể trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin ý kiến.

- Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an: thẩm định những dự án thuộc bí mật quốc gia, và những dự án khác theo quy định.

3. ĐỐI TƯỢNG CẦN LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM gồm 2 nhóm

- Nhóm 1 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao, quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT số 72/2020/QH14. Bao gồm:

  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

- Nhóm 2 là dự án được quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT số 72/2020/QH14:

  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

4. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH GỒM NHỮNG GÌ?

Dưới đây là những văn bản, báo cáo mà doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án cần thực hiện để nộp lên các cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm: 

- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;

- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

5. NÔI DUNG ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

- Xác nhận xuất xứ và tính pháp lí của dự án, chủ đầu tư, các kĩ thuật được sử dụng; các phương pháp đánh giá tác động môi trường…

- Đáng giá sự phù hợp về mặt địa điểm của dự án với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy định pháp luật khác;

- Đánh giá công nghệ, các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường;

- Khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá môi trường, các đối tượng bị tác động, các yếu tố nhạy cảm môi trường.

- Đánh giá các dự báo tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo giai đoạn của dự án; quy mô, tính chất của chất thải; các tác động đến di tích lịch sử - văn hóa, đa dạng sinh học; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư;

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lí chất thải; 

- Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

- Chương trình quản lí, giám sát; các kết quả tham vấn; kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ đầu tư.

6. DỊCH VỤ TƯ VẤN LẤP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

Công ty TNHH Quốc tế NGO là đơn vị sở hữu dịch vụ tư vấn và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường một cách nhanh chóng và chính xác. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hợp tác, triển khai với nhiều đối tác với độ uy tín cao, đảm bảo đúng tiến độ.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu lập hoặc tìm hiểu về báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0969 867 924 hoặc 0969 867 925.

Nguồn: NGO