V | E

DỊCH VỤ GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC MẶT

Nước mặt là tài nguyên quý giá và quan trọng, được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, như các hoạt động chăn nuôi, xử lí nước thải, thủy điện. Các đơn vị, tổ chức muốn khai thác nguồn nước mặt cần đáp ứng đúng các yêu cầu, điều kiện để được cấp phép bởi các cơ quan chức năng, quản lý.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Các quy định về việc cấp phép, sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt được quy định cụ thể tại các văn bản sau:

- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/6/2012 của Quốc hội khóa 13.

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước.

- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ban hành ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP  ban hành ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

- Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ban hành ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN XIN CẤP PHÉP KHAI THÁC NƯỚC MẶT

Căn cứ vào Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP; khoản 1 và 2 của Luật tài nguyên nước, các trường hợp sau sẽ KHÔNG cần xin cấp phép khai thác nước mặt:

- Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;

- Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;

- Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;

- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

- Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

Những trường hợp còn lại BẮT BUỘC phải xin cấp phép và làm hồ sơ khai thác nước mặt theo quy định của pháp luật.

III. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC MẶT GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 201/2003/NĐ-CP có quy định hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước mặt được quy định cụ thể gồm những thành phần sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2. Quy trình lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt

- Thu thập số liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ và khảo sát thực địa khu vực dự án.

- Thu thập và tổng hợp tài liệu về đặc điểm nguồn nước khu vực khai thác.

- Tiến hành đo đạc, lấy mẫu và xác định tọa độ các điểm (khai thác, vị trí phân phối sử dụng nước tại dự án).

- Nghiên cứu, tính toán, thống kê lưu lượng nước cần khai thác để sử dụng tại dự án.

- Nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu để xác định phương thức khai thác, sử dụng nước.

- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng sử dụng nước khác.

- Hoàn thành các bản vẽ cần thiết.

- Tổng hợp số liệu và hoàn thành hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.

- Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định xem xét phê duyệt theo quy định.

Cơ quan thẩm định hồ sơ:

- Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh.

IV. THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT LÀ BAO LÂU?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;

- Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 làn, thời gian gia hạn không quá 01 năm;

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

V. DỊCH VỤ TƯ VẤN LẬP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC MẶT

Công ty TNHH NGO là tổ chức tư vấn và hoàn thiện hồ sơ khai thác nước mặt uy tín, chất lượng và đúng tiến độ cho các dự án.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu lập hồ sơ hoặc cần tư vấn về các thông tin về Giấy phép khai thác nước mặt, vui lòng liên hệ hotline: 0969 867 924 hoặc 0969 867 925

 

Nguồn: NGO